Đối với người Á Đông thì hầu hết trong mỗi một gia đình đều có một bàn thờ thần linh và tổ tiên. Bàn thờ này có thể ở dạng treo trên tường hoặc có thể ỏ dạng một kệ thờ, một tủ thờ. bàn thờ cũng có thể được bố trí lồng vào trong không gian của một phòng nào đó như phòng sinh hoạt chung, phòng khách, phòng riêng, cá biệt có thể trong phòng ngủ với những nhà có diện tích sử dụng quá nhỏ hẹp.
Tuy nhiên, với những nhà có diện tích sử dụng đủ lớn thì đa phần bàn thờ được bố trí trong một không gian riêng gọi là phòng thờ. Vì vậy khi thiết kế kiến trúc cần phải tính đến một không gian hợp lý cho bàn thờ. Cũng như việc bố trí các Tiết Minh khác, bàn thờ cũng được bố trí theo nguyên tắc “Nhất vi, nhị hướng”. Tức là trước tiên phải xem xét vị trí đặt bàn thờ.
Vị trí đặt bàn thờ
Vị trí đặt bàn thờ tốt nhất là cung Âm quý nhân, vị trí đó đặt bàn thờ là đại cát khánh, luôn được âm linh phù trợ. Thứ đến Dương quý nhân chủ gia đạo bình an, hòa thuận, hỷ khí đầy nhà, luôn gặp may mắn.
Theo quan điểm của người xưa thì Quý nhân thiên ất là vị thần đứng đầu cát thần, hết sức tĩnh mà có thể chế ngự được mọi chỗ động, chí tôn mà có thể trấn được những phi phù. Vì vậy bàn thờ nên đặt ở Quý nhân là tốt nhất, sau đó mói đến Lộc vị, thứ nữa mới đến 16 cung Huyền không trạch vận. Nếu xét trong 16 cung Huyền không thì bàn thờ nên đặt tại các cung Diên thọ, Tài lộc, Tử tức đó là những cung tốt, có thể gia tăng phúc lộc, áp chế hung tinh giải trừ tai họa.
Hướng bàn thờ
Cũng như hướng nhà và hướng giường ngủ, hướng của bàn thờ là hướng của đường thẳng đi qua tâm bàn thờ và vuông góc với mặt bàn thờ. Như vậy hướng của bàn thờ ngược lại với hướng người đứng thắp hương.
Hướng của bàn thờ cũng cần bố trí tại tứ cát: Sinh Khí, Thiên Y, Diên Niên, Phục Vị. Tránh bố trí tại hướng hung.
Những kiêng ky của bàn thờ
Ngoài việc bố trí hợp lý vị và hướng của bàn thờ, để có một môi trường phong thủy thật sự tốt thì việc bố trí bàn thờ còn cần phải đảm bảo một số yêu cầu sau:
Bàn thờ tối kỵ xú uế: bàn thờ đòi hỏi phải hấp thụ được thanh khí rất kị xứ uế nên:
• Bàn thờ không được nhìn thẳng vào cửa phòng vệ sình,
• Phía trên bàn thờ không được bố trí phòng vệ sinh.
• Bàn thờ không được dựa lưng vào nhà vệ sinh hay bếp đun.
Bàn thờ nghi tĩnh bất nghi động: bàn thờ cần yên tinh, không cần động. Vì vậy bàn thờ nên bố trí tốt nhất là có một phòng riêng (gọi là phòng thờ) nếu không thì có thể bố trí trong phòng sinh hoạt chung hay phòng khách, không nên bố trí ỏ phòng ngủ hay phòng bếp, phòng ăn.
Trường hợp không có phòng thờ riêng thì khi bố trí bàn thờ không được đặt gần các nút giao thông trong nhà, không được đặt dưới gầm cầu thang hay áp sát vào gầm cầu thang. Bàn thờ cũng không được tọa ở cửa sổ hay phía trên cửa sổ (tức là sau lưng bàn thờ không được bố trí cửa sổ hoặc dưới gầm bàn thờ không được bố trí cửa sổ, cửa ra vào). Bàn thờ không được đặt thẳng với cửa chính hay cửa sổ khiến gió có thể thổi xộc thẳng vào bàn thờ và ai đi qua cũng nhìn thấy. Nếu có thì phải thường xuyên đóng cửa sổ hay đặt một bức bình phong chắn gió phía trước mặt bàn thờ.
Tuy nhiên nói bàn thờ cần yên tĩnh không cần động không có nghĩa là phải chọn một chỗ khuất nấp, nhỏ bé, tôi tăm, ẩm thấp, thậm chí có nhà đặt bàn thờ trên tận mái turn để thờ. Bỏi vì bàn thờ là thể hiện phần tâm linh của con người Việt Nam, không thể không thường xuyên quan tâm, hương khói, đó cùng còn là đạo lý uống nước nhớ nguồn mà trong mỗi con người chúng ta cần hướng tới. Vì vậy ngoài những vấn đề nêu trên, bàn thờ cũng nên thưòng xuyên quét dọn, lau chùi và chăm sóc.