Thiết kế nhà phố đẹp, tăng sinh khí và vận khí của gia chủ khi có sự xuất hiện của giếng trời. Đây là giải pháp mang ánh sáng tự nhiên vào nhà phố hợp lí nhất. Đây là kiểu không còn quá xa lạ với rất nhiều mẫu thiết kế nhà phố hiện đại.
Đồng thời đem lại sinh khí và tài lộc cho gia chủ, mở giếng trời tăng ánh sáng cho các luồng khí lưu thông. Ánh sáng là biểu tượng cho sức sống, dương khí, không khí lưu thông tốt tạo năng lượng cho căn nhà.
Phong thủy đông phương giếng trời và nguồn nước trong nhà rất quan trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe, tài lộc của gia chủ, các thành viên trong gia đình. Nếu biết cách vận dụng khéo léo giếng trời trong thiết kế nhà phố mang lại may mắn sức khỏe, danh vọng cho gia chủ.
Về vị trí giếng trời trong thiết kế nhà phố
Với giếng trời các kiến trúc sư có thể để ở nhiều vị trí trong nhà, thường ở trung tâm ngôi nhà, cạnh cầu thang, phòng bếp và phòng ăn. Phổ biến hơn cả là nằm trên khu vực cầu thang, đây là vị trí thích hợp bởi cầu thang thường đặt ở giữa nhà và kề với bếp. Ở quanh khu vực cầu thang, thường có các phòng chức năng như phòng ngủ, phòng sinh hoạt chung, phòng làm việc.
Tuy nhiên dù ở đâu thì vẫn cần được đảm bảo lưu thông khí. Dựa trên kích thước của ngôi nhà mà thiết kế giếng trời vị trí hợp lí. Nhưng đặc biệt không đặt giếng trời ở phần trước của thiết kế nhà phố, bởi nơi đây sẵn đã thông thoáng. Còn nhà phố phần sau luôn tối, bí bách nên cần có sự giao hòa với khí trời và áng sáng. Chiều lưu thông của gió có đường ra đường vào, giếng trời ở phía sau, phía bếp tạo lực hút để luồng khí đi từ những cửa trước vào nhà hoặc ngược lại.
Về thiết kế giống trời cho nhà phố
Với biệt thự hiện đại, không khí thoáng nên không dùng giếng trời nhưng với nhà phố thì giếng trời phổ biến. Khi thiết kế cần chú ý phương hướng nắng gió, mái che giếng trời phù hợp với điều tiết ánh sáng, chống mưa, nắng gắt vào nhà. Khi giếng trời trống hoàn toàn thì như một sân trời, thu nước mưa và tạo sân vườn, non bộ, xử lí bên hông tường, nền nhà… tính toán kỹ để không thấm dột.
Có thể bố trí không gian giếng trời thành không gian sinh hoạt mà không phải nơi hút khí đơn thuần. Có thể kết hợp giếng trời với hành lang để làm chỗ nghỉ ngơi thư giãn, nơi đặt cây xanh. Có thể bố trí non bộ, dàn cây dây leo sẽ tạo nên một không gian ấn tượng. Bạn cũng có thể rải sỏi, đặt thêm bình gốm, vật trang trí để thêm sinh động. Trên tường có thể ốp đá, hình vẽ độc đáo cho bức vách, có thể bố trí vườn tường xanh mát.
Các kiến trúc sư kiến trúc Thăng Long cho biết giếng trời cũng phải theo quy luật âm dương, ngũ hành tương sinh với hình thể ngôi nhà.
Mặt bằng méo mó thì nên đặt giếng trời vào góc theo dạng hành Hỏa (góc nhọn) nhằm tạo hình vuông vức cho nội thất (Hỏa sinh Thổ). Khi giếng trời trong thiết kế nhà phố đẹp đặt vào phòng ăn thuộc mộc thì có thể thêm cây cảnh, suối nước để mộc và thủy tương sinh.
Các kiến trúc sư kiến trúc Thăng Long cho biết giếng trời cũng phải theo quy luật âm dương, ngũ hành tương sinh với hình thể ngôi nhà.
Mặt bằng méo mó thì nên đặt giếng trời vào góc theo dạng hành Hỏa (góc nhọn) nhằm tạo hình vuông vức cho nội thất (Hỏa sinh Thổ). Khi giếng trời trong thiết kế nhà phố đẹp đặt vào phòng ăn thuộc mộc thì có thể thêm cây cảnh, suối nước để mộc và thủy tương sinh.