1. Tên đồ án: Quy hoạch xây dựng Vùng phía Bắc đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
2. Chủ đầu tư lập quy hoạch: Sở Xây dựng Vĩnh Phúc
3. Đơn vị tư vấn lập quy hoạch: Viện quy hoạch xây dựng Vĩnh Phúc
4. Quy mô, phạm vi lập quy hoạch.
Tổng diện tích nghiên cứu lập quy hoạch khoảng 357,59km2 (35.759ha) chiếm 29,67% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Bao gồm: toàn bộ diện tích huyện Tam Đảo (09/09 đơn vị hành chính: T.T Hợp Châu, T.T Tam Đảo, xã Minh Quang, xã Hồ Sơn, xã Tam Quan, xã Đại Đình, xã Bồ Lý, xã Yên Dương, xã Đạo Trù; diện tích: 235,88 km2); một phần diện tích huyện Bình Xuyên (02/13 đơn vị hành chính: T.T Gia Khánh, xã Trung Mỹ; diện tích: 47,28 km2); một phần diện tích huyện Tam Dương (01/13 đơn vị hành chính: xã Kim Long; diện tích: 2,35 km2); một phần diện tích của thị xã Phúc Yên (02/10 đơn vị hành chính: phường Đồng Xuân, xã Ngọc Thanh; diện tích: 72,08 km2);
Phạm vi cụ thể:
+ Phía Đông Nam giáp địa giới hành chính Thành phố Hà Nội;
+ Phía Đông Bắc giáp địa giới hành chính Tỉnh Thái Nguyên;
+ Phía Tây Nam giáp phạm vi QHCXD đô thị Vĩnh Phúc và địa giới hành chính huyện Tam Dương, huyện Lập Thạch;
+ Phía Tây Bắc giáp địa giới hành chính Tỉnh Tuyên Quang.
5. Quan điểm và mục tiêu.
5.1. Quan điểm:
– Tuân thủ các chủ trương, đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước; chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh Vĩnh Phúc; phù hợp với Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
– Xây dựng và phát triển vùng trở thành một vùng kinh tế tổng có tiềm năng phát triển lâm nghiệp, sinh thái, du lịch, dịch vụ và cửa ngõ giao thông phía Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc, có vị trí quan trọng về du lịch, bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng đối với tỉnh Vĩnh Phúc và Vùng thủ đô Hà Nội.
– Phát triển bền vững trên cơ sở củng cố cơ sở kinh tế – kỹ thuật vững chắc, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư và bảo vệ môi trường thiên nhiên, giữ gìn cân bằng sinh thái;
– Gắn kết vùng với các vùng khác của Tỉnh, đặc biệt là đô thị Vĩnh Phúc và các địa phương khác trong vùng Thủ đô, vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ;
– Đảm bảo tính khoa học, tính khả thi và tính hiệu quả trong việc tổ chức thực hiện và quản lý xây dựng theo quy hoạch.
5.2. Mục tiêu
– Cụ thể hoá Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 và Chương trình tổng thể xây dựng và phát triển đô thị tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
– Quy hoạch xây dựng vùng trở thành một trong 04 trung tâm kinh tế của Tỉnh, làm cơ sở để tổ chức hợp lý hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn, phát triển cơ sở hạ tầng liên điểm dân cư, gắn liền với việc bảo vệ môi trường và giữ gìn cân bằng sinh thái trên địa bàn Tỉnh;
– Xác lập cơ sở để thu hút đầu tư và quản lý xây dựng theo quy hoạch.
6. Tính chất:
– Là vùng bảo tồn, bảo vệ rừng tự nhiên, trong đó có dãy núi Tam Đảo; đồng thời mở rộng và phát triển việc trồng rừng tạo lá phổi xanh điều hòa khí hậu cho Tỉnh và vùng Thủ đô Hà Nội.
– Là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển lâm nghiệp; du lịch cao cấp, đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh và y tế bảo vệ sức khỏe và kết nối giao thông đối ngoại với các tỉnh lân cận.
– Có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng, giữ gìn môi trường sinh thái bền vững.
Sơ đồ vị trí
Quy hoạch sử dụng đất