Xem phong thủy bàn thờ ông Thổ công cho nhà khang thịnh

Xem phong thủy bàn thờ ông Thổ công cho nhà khang thịnh

Bàn thờ là nơi quan trọng, tôn nghiêm và linh thiêng nhất trong ngôi nhà. Theo tín ngưỡng của người Việt Nam, các gia đình thường làm lễ cúng ông Công, ông Táo và gia tiên vào ngày rằm và ngày mùng một âm lịch để cầu xin bình an và mạnh khỏe cho các thành viên trong gia đình. Vì vậy phong thủy bàn thờ ông Thổ công cho nhà khang thịnh là rất quan trọng trong mỗi gia đình.

Từ trước đến nay tín ngưỡng người Việt vẫn coi ông Công, ông Táo là một vị thần gần gũi, theo sát trong gia đình và quyết định việc họa phúc của từng gia đình cho nên việc lập Phong thủy bàn thờ Thổ Công cũng như sao cho Phong thủy bàn thờ Ông Táo tốt nhất được mọi người hết sức quan tâm chú ý coi trọng và làm theo.

Hãy cùng tham khảo những lưu ý về cách bài trí phong thủy bàn thờ Thổ Công cũng như phong thủy bàn thờ Ông Táo để biết những điều gì nên và không nên.

1. Phong thủy bàn thờ Thổ Công

Vị trí đặt bàn thờ Thổ Công ở mỗi nơi có chút khác nhau. Thông thường trong gia đình thường đặt bàn thờ Thổ Công ở bên cạnh bàn thờ gia tiên. Nếu như trong gia đình không có bàn thờ gia tiên thì bàn thờ Thổ Công sẽ được đặt ở phòng chính giữa.

Cũng có một số nơi, các gia đình Việt đặt bàn thờ Thổ Công trong bếp, hoặc những dịp cúng Thổ Công sẽ đặt mâm cúng trong bếp. Với tín ngưỡng niềm tin là thần Thổ Công đại diện cho vị thần trông nom việc bếp núc, giữ lửa cho gia đình nên sẽ cúng ở nơi cúng ở bếp sẽ được thần Thổ Công phù hộ cho việc bếp núc, giữ lửa gia đình luôn được đỏ lửa ấm cúng, mọi chuyện trong gia đạo được thuận hòa, êm ấm, xuôi chèo mát mái.

Trên bàn thờ Thổ Công có hương án,tương tự như trên bàn thờ gia tiên sẽ có chiếc mâm nhỏ, đằng sau mâm là bài vị của Thổ Công, hoặc nếu không gia chủ cũng có thể thay bài vị Thổ Công bằng ba chiếc mũ, trong đó có hai chiếc mũ đàn ông hai bên và chiếc mũ đàn bà ở chính giữa. Đại diện cho 3 vị thần Thổ Công.

Tuy tín ngưỡng và phong thủy bàn thờ Ông Công mỗi nơi mỗi khác nhưng tất cả đều chung niềm tin, tín ngưỡng và thành kính đối với ông Công.

2.Phong thủy bàn thờ Ông Táo

Ông Táo là vị thần đại diện cai quản việc bếp núc trong mỗi gia đình theo truyền thống phong thủy bàn thờ Ông Táo thường được đặt ở vị trí bên trên hoặc bên cạnh trong gian bếp cùng hướng với bếp nấu với niềm tin giữ lửa cho gia đình.

Bàn thờ ông Táo gia chủ có thể đặt ở hộc trống, phần trên cùng của máy hút khử mùi trong bếp.

Hoặc cũng có thể xây một bệ cao hơn mặt bếp, vị trí ít sử dụng để tránh việc va chạm để lập bàn thờ ông Táo.

Dù đặt trang thờ ông Táo ở bất kỳ vị trí nào trong bếp thì cũng nên tuân theo phong thủy bàn thờ Ông Táo là hướng của bàn thờ cùng hướng với bếp, không quá xa vị trí bếp và không được nằm trên bồn rửa. Như thế trong quá trình thờ cúng sẽ bị ảnh hưởng và theo phong thủy thì Thủy khắc Hỏa sẽ không tốt.

Nếu trường hợp bàn thờ ông Táo có hướng đối diện với toilet thì gia chủ sẽ phải chuyển sang một hướng khác cho thích hợp, dù là ban thờ nào thì cũng không phép sắp xếp đặt như thế, không được qua loa úi xùi trong chuyện này vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến phong thủy căn nhà.

Hàng năm khi dịp gần tết theo tín ngưỡng là dịp ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng. Lễ cúng ông Táo thường được gia chủ làm trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp hàng năm. Tùy điều kiện từng nhà, các gia đình thường sắp xếp cúng ông Táo từ trưa đến tối ngày 22 hoặc muộn nhất cũng là sáng ngày 23 tháng chạp để ông Táo kịp giờ về trời báo cáo công việc.

Theo tín ngưỡng người Việt, phương tiện để ông Táo đi về trời là cá chép nên khi cúng tiễn ông Táo về trời ngày 23 tháng Chạp các gia đình thường đặt cá chép ở gần nơi cúng lễ.