Hàng rào quanh ngôi nhà không chỉ có tác dụng ngăn cách, bảo vệ mà còn ảnh hưởng tới yếu tố phong thủy xung quanh ngôi nhà. Việc sử dụng tường rào sao cho đảm bảo được giá trị thẩm mĩ và phong thủy không hề đơn giản.
1. Hàng rào làm điểm tựa vững chắc
Người xưa luận phong thủy dương trạch, chú trọng tới việc phía sau lưng tựa núi, tả hữu có cát, phía trước có án sơn, có thể tàng phong tụ khí. Trên thực tế, để đạt được đầy đủ các yếu tố này không hề đơn giản. Chính vì vậy mà phong thủy hàng rào cũng rất được coi trọng.
Hiện nay, những bức tường bao quanh khu vườn, hay còn gọi là hàng rào, là giải pháp tốt để bù đắp sự thiếu hụt các yếu tố trên. Phía tường nhà phía sau ví như chỗ dựa vững chắc, hai bên và phía trước cũng có chỗ ngăn cách.
Nếu thế đất nào đã có chỗ tựa vững chắc, làm tường vây bao quanh như gấm thêm hoa, đã tốt lại tốt hơn. Nếu bốn phía quanh nhà đều trống trải, làm hàng rào là điều tất yếu.
2. Hàng rào phía trước nhà có thể ngăn chặn sát khí
Sát khí từ phía ngoài đi vào trong ngôi nhà chủ yếu sẽ qua cửa chính. Nếu như nhà có hàng rào, tường vây phía trước, có thể ngăn chặn sát khí hoặc làm hung tính của nó giảm đi một nửa, đó chính là tác dụng của phong thủy hàng rào.
Tường vây này có thể là hàng rào bằng cây, bằng gỗ… vây xung quanh khu vườn phía trước nhà. Nhìn trông có vẻ đơn giản thế thôi, nhưng nó có tác dụng phong thủy khá hữu hiệu.
3. Độ cao của hàng rào
Hàng rào không nên quá cao hoặc quá thấp. Tuy cao thì có thể ngăn cản sát khí hiệu quả, nhưng điều đó đồng nghĩa với việc nguồn sinh khí, năng lượng tốt dễ bị cản trở, khó mà lưu thông vào tận trong ngôi nhà. Nếu làm hàng rào quá thấp sẽ không có tác dụng bảo vệ.
Vì thế, khi làm hàng rào xung quanh tứ phía ngôi nhà, độ cao càng cần phải tính toán kỹ càng. Tránh tình trạng phong thủy hàng rào khí tốt không vào được mà toàn sát khí vào nhà.