Nhà thờ lớn.
Một số công trình mang đậm dấu ấn kiến trúc Pháp giữa lòng Thủ đô:
Vị trí của Nhà thờ Lớn cũng rất đặc biệt bởi vì nó được xây trên nền của Tháp Báo Thiên (một trong “Tứ trấn Thăng Long” của Hà Nội). Công trình được xây theo phong cách kiến trúc Gothic và là một bản thu nhỏ của nhà thờ Đức Bà ở Pari. Kiến trúc Gothic gồm rất nhiều cửa sổ, cao và có nhiều mái vòm nhọn.
Có một câu chuyện khá thú vị về quá trình xây dựng Nhà thờ Lớn đó là bằng hình thức quay xổ số, Nhà thờ đã quyên góp được 30.000 Franc, Pháp để phục vụ cho việc xây dựng một công trình kiến trúc tôn giáo nguy nga như vậy tại Hà Nội.
Những công trình kiến trúc đã xây dựng cách đây cả trăm năm, nhưng vẫn còn giữ được màu sắc châu Âu ngay trong lòng đô thị hiện đại.
Ngay trước vườn hoa Con Cóc là Bắc Bộ phủ, với những màu sắc nổi bật. Sắc vàng của tường vôi với những ô cửa xanh như hứng và phản chiếu trọn nắng vàng mật ong của vùng nhiệt đới.
Khách sạn Metropole với sắc màu cổ điển, trang nhã và gần như còn giữ được nét cổ kính sang trọng với những sơn tường trắng, những ô cửa màu xanh.
Cầu Long Biên là một công trình ghi lại nhiều dấu ấn lịch sử của Hà Nội, được ví như chiếc tháp Eiffel nằm ngang của Thủ đô. Và cũng là cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hồng.
Kiến trúc cầu Long Biên rất đặc biệt, đó là một tổng thể kết cấu thép chắc chắn uốn lượn như hình con rồng (mang đậm nét văn hóa người Á Đông).
Nhiều người lớn tuổi ở Hà Nội kể rằng, do sông Hồng chảy từ phía Bắc xuống phía Nam, chính dòng chảy như vậy tạo nên các dòng xoáy làm cho cầu bị lệch sang bên trái.
Những dòng huyết mạch giao thông vận chuyển hàng hóa từ phía Bắc như Lạng Sơn hay Hải Phòng vào Hà Nội rất nặng nề, cộng với việc đi về phía bên trái nên càng làm cây cầu nghiêng về bên trái. Như vậy, người ta đã tổ chức giao thông đi vào Hà Nội là bên phải (đây có lẽ cũng là câu chuyện vui mà mọi người hay truyền tai nhau).
Trên thực tế, các kiến trúc sư đã tính toán để giảm chi phí xây dựng. Để thuận tiện cho việc lưu thông, người ta đã tổ chức phân luồng giao thông là đi lên từ bên trái, đi xuống từ bên phải. Bởi vì khi tới Hà Nội là người ta có thể xuống ngay được chợ Đồng Xuân vì đó là trung tâm giao thương, buôn bán quan trọng.
Trải qua bao thăng trầm của thời gian, các công trình kiến trúc Pháp mang dấu ấn Đông Dương còn lại ở Hà Nội vẫn mang những vẻ đẹp nổi bật, những nét độc đáo cho một thành phố Á Đông và chiều sâu đô thị cho thành phố.
Theo báo Xây dựng