Giải pháp chống thấm ngược trên thế giới & Công nghệ Intoc

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, tình trạng công trình xây dựng bị thấm đang rất phổ biến. Theo kết quả của Đề tài nghiên cứu khảo sát của Khoa Kỹ thuật Xây dựng Đại học Bách Khoa TPHCM, đăng trên Tạp chí Xây dựng – Bộ Xây dựng tháng 12.2016: Có đến 84,35% công trình tại TPHCM bị thấm, trong đó tỉ lệ tầng hầm bị thấm là 78,3%. Các nước như Italy, Tây Ban Nha, Australia, Malaysia, Hong Kong, Singapore… đều xem thấm là vấn nạn. Hiệp hội Giám định Nhà ở tại Mỹ thống kê tỉ lệ thấm nhà ở và tầng hầm tại Mỹ là 60%, thông tin được đăng trên báo New York Times và nhiều trang chuyên ngành xây dựng. Như vậy, chống thấm nói chung đã là bài toán khó không chỉ ở Việt Nam và gây ra nhiều hệ lụy cho chất lượng, giảm công năng sử dụng của công trình.

Chống thấm ngược là gì?

Chống thấm ngược (nghịch) là chống thấm ngược chiều với dòng nước thấm; ví dụ chống thấm bên trong vách tầng hầm, bên ngoài hồ nước (không cần xả nước ra), chống thấm chân tường… Trong đó, chống thấm ngược tầng hầm áp có áp lực nước cao được xem là thách thức lớn nhất.

Công trình 4 tầng hầm Chi nhánh Ngân hàng B. Đà Nẵng. Đã nỗ lực chống thấm bằng nhiều biện pháp khác nhau, kể cả “bắn foam” suốt 4 tháng nhưng không thành công. (Ảnh chụp tháng 5.2017)

Ngày nay, với tốc độ đô thị hóa cao, các tòa nhà thường có một hoặc nhiều tầng hầm và tỉ lệ thấm tầng hầm rất phổ biến. Việc chống thấm thuận từ phía ngoài rất khó thực hiện vì độ sâu lớn của hố đào. Trong khi đó việc chống thấm nghịch cho tầng hầm rất khó thực hiện triệt để, thậm chí được xem như bất khả thi kể cả với những nước có trình độ xây dựng tiên tiến.

Chương trình truyền hình Bob Vila chuyên tư vấn cải tạo nhà cửa tại Mỹ khẳng định: “Không có cái gọi là chống thấm tầng hầm. Mấu chốt là giảm lượng nước chảy vào và bơm nước ra trước khi nhà bạn bị ảnh hưởng.”

Giải pháp phổ biến để đối phó với thấm ngược tầng hầm là thiết lập hệ thống gồm mương dẫn, máy bơm nước để thu nước thấm từ tường tầng hầm, rồi sau đó bơm hút ra ngoài. Để đảm bảo thẩm mỹ và an toàn cho người sử dụng công trình còn cần thêm tường phụ bao che bên ngoài và máy hút ẩm hoạt động liên tục.

Tham khảo video thi công chống thấm tầng hầm bằng mương dẫn tại Mỹ:

Tầng hầm trung tâm thương mại V. Quận 1, Tp.HCM.
Không có biện pháp hữu hiệu ngăn nước thấm vào, buộc phải sử dụng hệ thống mương dẫn + bơm nước, không có tường che chắn vết thấm. Tình trạng này kéo dài suốt 10 năm qua!

Hệ thống mương dẫn cũng được áp dụng một cách phổ biến trên thế giới và Việt Nam, trong đó nhiều công trình người ta chủ động xây dựng hệ mương dẫn ngay từ ban đầu.

Hệ mương dẫn chống thấm được thiết lập ngay trong thiết kế công trình tầng hầm M.
do Nhật Bản thi công.

Nghiên cứu của Đại Học Minnesota – Mỹ khẳng định, phương pháp mương dẫn là phương pháp hiệu quả nhất trong chống thấm, chống ẩm tầng hầm. Tuy nhiên, giải pháp mương dẫn có những hạn chế như: phải duy trì hệ thống ít nhất là 50 năm (tuổi thọ công trình), gây nên tình trạng ẩm mốc, xây tường phụ thu hẹp diện tích tầng hầm, chi phí cao.

Công nghệ chống thấm ngược của INTOC

Các sản phẩm INTOC khi sử dụng trộn với xi măng tươi tại công trình (không phải xi măng trộn sẵn thường là gốc Polime) nên tương thích và bền theo kết cấu bê tông. Bí quyết của INTOC là lớp hồ dầu chống thấm INTOC-04N (hoặc INTOC-04) có tính năng kháng nước đặc biệt, dễ dàng ngăn nước thấm.

Tại các vị trí nước rò rỉ hoặc chảy thành dòng được trám bít bằng INTOC-DN cùng xi măng tươi, để giảm lực nước thấm vào trước khi thi công hồ dầu chống thấm theo qui trình. Thí nghiệm cho thấy hồ dầu chống thấm INTOC đạt độ chống thấm cấp B10, B12 theo TCVN 3116: 1993, tương đương mực nước sâu đến 100, 120 mét.

Hiệu quả thực tế

Sản phẩm Intoc đã được đưa vào thị trường trên 20 năm qua và nhận được rất nhiều phản hồi tốt từ khách hàng và giới chuyên môn trong ngành xây dựng. Intoc liên tục xử lý thành công hàng loạt các hạng mục áp lực nước cao như hồ nước, hồ bơi trên cao, hố thang máy… đặc biệt là chống thấm ngược tầng hầm không cần mương dẫn. Trong đó có nhiều công trình đã từng chống thấm 4, 5 lần với sản phẩm ngoại không hiệu quả, tiêu biểu như: tầng hầm nhà máy dệt Chungshing Vina – Long An, Maximark Cộng Hòa, trường THPT Lê Quý Đôn – Biên Hòa, cao ốc City Plaza 60A Trường Sơn, 7 cao ốc VP Điện Lực Tp.HCM, Chi nhánh Sacombank Lê Văn Sĩ – Q.3… hoặc hồ bơi tầng 6 KS Victory – Q3, tầng 5 KS REX, hồ nước tầng 10 cao ốc Mỹ Vinh…

Ngoài ra còn còn có công trình hố thang máy, tầng hầm cao ốc FPT Khu Công nghệ cao Q.9; 25 hố kỹ thuật khu công nghiệp giấy Lee & Man Trung Quốc; hoặc hầm kỹ thuật có vách xây bằng gạch thẻ tại Nhà máy Ford Việt Nam – Hải Dương, đều là những công trình đã giải quyết được vấn đề thấm ngược nhờ sản phẩm của INTOC.