Như phong thuỷ học đã nói, khi xây dựng một ngôi nhà, trước hết người ta phải đào móng làm nền vững chắc, sau đó xây phòng ở, rồi đến các phòng khác và cuối cùng mới đến cửa và các công trình phụ, tường rào…
Nếu khi làm nhà mà tuần tự tiến hành từ ngoài vào trong hoàn thành các công trình mặt ngoài trước, rồi mới làm tới các công trình bên trong, là không hợp lý. Bởi trong quá trình xây dựng như vậy sẽ làm cho uế khí luôn ám phía trong nhà, khí trong nhà không thông thoáng, ảnh hưởng tới sinh hoạt thường nhật của chủ nhà.
Trong thực tiễn, khi xây dựng nên theo thứ tự từ trong ra ngoài, điều này giống như ta mặc áo quần vậy, trước hết phải mặc quần áo trong, sau đó mới khoác quần áo ngoài. Và khi thi công công trình nhà ở, nếu như hoàn tất công trình ngoài nhà trước rời mới làm các công trình phía trong, thì khi vận chuyển vật liệu, rất dễ làm dơ bẩn, sức mẻ những công trình đã hoàn thành.
Bất luận thế nào, trình tự công việc xây cất nhà cần phải sắp xếp sự tính trước thật thoả đáng theo thứ tự từ trong ra ngoài là vô cùng cần thiết, nhất là khi giá cả vật liệu đắt như ngày nay thì điều đó lại càng quan trọng. Cho dù dựng một ngôi nhà gỗ, cũng cần phải huy động đủ thợ cùng chủng loại, vạn nhất kế hoạch làm không tốt, thì công kéo dài vì không đúng trình tự, sẽ càng tốn tiền.
Sau đây là trình tự thi công một công trình:
1. Công trình nền móng hạng mục này là phần nền móng của một công trình xây dựng ngôi nhà, phần lớn công việc điều thi công với mặt đất, bởi vậy nền móng có vững chắc hay không, có quan hệ tới sự an nguy của cả toà nhà phía trên, nên phải đặc biệt chú ý. Với toà nhà bằng gỗ mà nói, thì công trình nền móng bê tông phía dưới đất cũng phải sâu ít nhất là 30 cm và nhô cao lên mặt đất cũng phải dầy chừng 20- 30 cm nữa, nếu không sau khi cất nhà, do nền móng không vững chắc, dễ nghiêng, sụt.
2. Trục công trình: Công việc tổ hợp khung xương toà nhà như cột, dầm, rui mè, đòn tay, thượng lương …
3. Công trình giường: Tác nghiệp mặt bằng khung giá sau khi hoàn tất công trình trục.
4. Công trình phòng nhỏ: Công việc làm phần nóc.
5. Công trình đạo tác: Tên gọi chung công việc trang trí trong và ngoài nhà.
6. Công trình thiết bị: Các công việc rải lắp dây điện, ống cấp thải nước …
7. Công trình gia dụng: thủ công nội thất như làm tủ tường, tủ đựng chăn bông và trang trí hoa văn …
8. Công trình cấu tạo ngoài nhà và hè, sân, vườn: cửa, tường vây, trồng cây xanh, vườn hoa.
Trên là đại thể về thứ tự xây dựng một ngôi nhà ở, nếu làm theo đúng thứ tự trên, thi công từng phần theo từng tốp thợ chuyên ngành, không những tránh được hiện tượng làm đi làm lại cùng một công việc, thì tiến độ sẽ nhanh, chắc, sớm hoàn thành và cũng tiết kiệm được chi phí xây dựng.
Nhà ở là một loại không gian tồn tại lâu dài, là nơi con người cư trú tu tâm dưỡng sức, toan tính cho cuộc mưu sinh. Người đứng vững chân nhờ nhà, nhà vì phục vụ cong người mà được nâng niu, giữ gìn để tồn tại, người và nhà tương thông, cảm thông trời đất. Bởi vậy mà khi xây cất nhà ở, nhất định phải dùng quan điểm biện chứng, thi công kiến tạo theo thứ tự từ trong ra ngoài