Cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ Tp Thái nguyên
1. Mục đích
Mục đích của Quy trình này là qui định các bước phải thực hiện trong việc xét, cấp Giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ trên địa bàn thành phố Thái Nguyên theo Luật Xây dựng và các văn bản quy định cụ thể, hướng dẫn thi hành.
2. Phạm vi, đối tượng áp dụng
a) Phạm vi áp dụng:
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố Thái Nguyên.
b) Đối tượng áp dụng:
– Các hộ gia đình, cá nhân;
– Lãnh đạo UBND thành phố; Phòng Quản lý đô thị; Văn phòng HĐND-UBND TP và các phòng, ban, đơn vị có liên quan.
3. Tài liệu viện dẫn
– Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003;
– Nghị định 64/2012/NĐ-CP ngày 4/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép XD;
– Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 6/3/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 57/2002/NĐ-CP về quy định chi tiết thi hành pháp lệnh phí và lệ phí;
– Thông tư 10/2012/TT-BXD ngày 20/12/2012 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghị định số 64/2012/NĐ-CP của Chính phủ;
– Thông tư 97/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính Hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Quyết định 33/2013/QĐ-UBND ngày 18/12/2013 của UBND tỉnh Thái Nguyên V/v ban hành Quy định về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh;
– Quyết định số 2542/QĐ-UBND ngày 07/11/2014 của UBND tỉnh V/v công bố 18 thủ tục hành chính mới ban hành; 02 TTHC bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng, UBND cấp huyện, UBND cấp xã tỉnh Thái Nguyên;
– Quyết định 496/2007/QĐ-UBND ngày 22/3/2007 của UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành quy định về mức thu, chế độ quản lý và sử dụng lệ phí cấp phép xây dựng trên địa bàn tỉnh.
4. Viết tắt
– HĐND: Hội đồng nhân dân
– UBND: Ủy ban nhân dân
– QLĐT: Quản lý đô thị
– GPXD: Giấy phép xây dựng
– HS: Hồ sơ
– VB: Văn bản
5. Nội dung quy trình
5.1. Lưu đồ
5.2. Diễn giải
Bước 1:
* Cá nhân nộp hồ sơ và lệ phí cấp giấy phép xây dựng tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính thành phố Thái Nguyên (Bộ phận 1 cửa).
– Thành phần hồ sơ gồm:
+ Đơn đề nghị cấp GPXD (theo mẫu);
+ Bản sao được công chứng hoặc chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
+ Hai bộ bản vẽ thiết kế, mỗi bộ gồm:
– Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất tỷ lệ 1/50-1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình;
– Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình, tỷ lệ 1/50-1/200;
– Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/50 – 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin tỷ lệ 1/50 – 1/200.
+ Tuỳ thuộc địa điểm xây dựng, quy mô, tính chất công trình, hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng còn phải bổ sung các tài liệu sau:
– Bản vẽ hệ thống phòng cháy chống cháy (PCCC) tỷ lệ 1/50 – 1/200, được đóng dấu thẩm duyệt (Đối với công trình thuộc danh mục yêu cầu phải thẩm duyệt phương án phòng cháy chống cháy);
– Văn bản phê duyệt biện pháp thi công của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận (Đối với công trình xây chen có tầng hầm);
– Bản kê khai kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế (theo mẫu), kèm theo bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế (Đối với nhà ở riêng lẻ quy mô từ 3 tầng trở lên hoặc có tổng diện tích sàn xây dựng từ 250 m2 trở lên).
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
– Lệ phí: 50.000 đ/ GPXD
* Công chức Bộ phận 1 cửa có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận nếu hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để cá nhân hoàn thiện hồ sơ nếu hồ sơ không đáp ứng theo quy định; chuyển đến Phòng Quản lý đô thị những hồ sơ đáp ứng theo quy định.
Bước 2:
Công chức Phòng Quản lý đô thị kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ thì tiếp nhận, phân loại, chuyển công chức thẩm tra theo địa bàn đã được lãnh đạo Phòng phân công. Nếu hồ sơ không hợp lệ thì trả lại Bộ phận 1 cửa.
Bước 3:
Công chức Phòng Quản lý đô thị được giao thẩm tra hồ sơ kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực địa, đối chiếu quy hoạch và các quy định hiện hành để lập Biên bản thẩm tra hồ sơ; dự thảo văn bản hướng dẫn nếu hồ sơ cần bổ sung hoặc văn bản trả hồ sơ nếu không đủ điều kiện cấp GPXD (nếu có);dự thảo GPXD nếu hồ sơ đủ điều kiện; trình lãnh đạo Phòng Quản lý đô thị.
Bước 4:
Lãnh đạo Phòng Quản lý đô thị kiểm tra hồ sơ; ký tắt GPXD nếu hồ sơ hợp lệ; ký văn bản yêu cầu bổ sung hoặc văn bản trả hồ sơ đối với hồ sơ không hợp lệ; chuyển công chức Phòng Quản lý đô thị để trình lãnh đạo UBND TP ký GPXD hoặc chuyển Bộ phận 1 cửa văn bản yêu cầu bổ sung hoặc trả hồ sơ.
Bước 5:
Công chức Văn phòng HĐND&UBND kiểm tra thể thức văn bản; chuyển lại công chức Phòng quản lý đô thị nếu GPXD có sai sót; chuyển lãnh đạo UBND TP ký GPXD nếu hợp lệ.
Bước 6:
Lãnh đạo UBND thành phố ký GPXD.
Bước 7:
Công chức Phòng Quản lý đô thị nhận GPXD đã ký; lấy số, đóng dấu, vào sổ; bàn giao cho Bộ phận 1 cửa (có ký nhận vào Sổ theo dõi hồ sơ); lưu trữ hồ sơ cấp GPXD theo quy định.
Bước 8:
Công chức Bộ phận 1 cửa nhận kết quả, vào Sổ theo dõi kết quả; trả GPXD cho công dân; liên hệ với công dân để gửi văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ hoặc văn bản trả lại hồ sơ (nếu có).
6. Biểu mẫu
– Mẫu đơn đề nghị cấp GPXD nhà ở riêng lẻ;
– Mẫu bản kê khai kinh nghiệm của tổ chức thiết kế.
Hồ sơ
1. Đơn xin phép xây dựng theo mẫu quy định (Xem mẫu) | 1 bản gốc |
2. Bản sao được công chứng hoặc chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai | 1 bản sao |
3. 02 bộ bản vẽ thiết kế | 2 bản gốc |
4. Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất tỷ lệ 1/50-1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình; | 1 bản gốc |
5. Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình, tỷ lệ 1/50-1/200; | 1 bản gốc, 2 bản sao |
6. Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/50 – 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin tỷ lệ 1/50 – 1/200. | 1 bản gốc |
7. Bản vẽ hệ thống phòng cháy chống cháy (PCCC) tỷ lệ 1/50 – 1/200, được đóng dấu thẩm duyệt (Đối với công trình thuộc danh mục yêu cầu phải thẩm duyệt phương án phòng cháy chống cháy); | 1 bản gốc |
8. Văn bản phê duyệt biện pháp thi công của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận (Đối với công trình xây chen có tầng hầm); | 1 bản gốc |
9. Bản kê khai kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế (theo mẫu), kèm theo bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế (Đối với nhà ở riêng lẻ quy mô từ 3 tầng trở lên hoặc có tổng diện tích sàn xây dựng từ 250 m2 trở lên). (Xem mẫu) | 1 bản gốc |
Văn bản liên quan
1. Luật Xây dựng ngày 26/11/2003 (Xem) |
2. Nghị định 64/2012/NĐ-CP ngày 4/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép XD; (Xem) |
3. Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 6/3/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 57/2002/NĐ-CP về quy định chi tiết thi hành pháp lệnh phí và lệ phí; (Xem) |
4. Thông tư 10/2012/TT-BXD ngày 20/12/2012 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghị định số 64/2012/NĐ-CP của Chính phủ; (Xem) |
5. Thông tư 97/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính Hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; (Xem) |
6. Quyết định 33/2013/QĐ-UBND ngày 18/12/2013 của UBND tỉnh Thái Nguyên V/v ban hành Quy định về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh; (Xem) |
7. Quyết định số 2542/QĐ-UBND ngày 07/11/2014 của UBND tỉnh V/v công bố 18 thủ tục hành chính mới ban hành; 02 TTHC bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng, UBND cấp huyện, UBND cấp xã tỉnh Thái Nguyên; (Xem) |
8. Quyết định 496/2007/QĐ-UBND ngày 22/3/2007 của UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành quy định về mức thu, chế độ quản lý và sử dụng lệ phí cấp phép xây dựng trên địa bàn tỉnh. (Xem) |