Dự kiến, mỗi năm nhu cầu tiêu thụ xi măng trên toàn thế giới sẽ tăng trung bình khoảng 4,5% và có thể đạt con số 5,2 tỷ tấn vào năm 2019.
Sự gia tăng mạnh mẽ trong các hoạt động xây dựng tại các nước phát triển trên toàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương và châu Phi, Trung Đông sẽ thúc đẩy tăng trưởng của ngành xi măng. Trong đó, các thị trường lớn như Trung Quốc vẫn tiếp tục là động lực lớn nhất của sự tăng trưởng, chiếm quá nửa nhu cầu tiêu thụ xi măng trên toàn cầu cho đến năm 2019. Bắc Mỹ cũng là khu vực sẽ ghi nhận sự gia tăng mạnh của ngành công nghiệp xây dựng, bởi lẽ, từ sau đợt suy thoái vào năm 2007, ngành này ở Mỹ đang bắt đầu có sự phục hồi trở lại.
Đến năm 2019, nhu cầu xi măng toàn cầu có thể cán mốc 5,2 tỷ tấn |
Xét về giá trị, mỗi năm nhu cầu xi măng tại các quốc gia trên toàn thế giới sẽ tăng khoảng 7%, tương đương khoảng 420 tỉ USD vào năm 2019. Loại xi măng phổ biến nhất vẫn sẽ là xi măng hỗn hợp với 75% tổng nhu cầu vào năm 2019.
Tại Ấn Độ, nhu cầu xi măng được dự báo sẽ có sự tăng trưởng nhanh nhất trong số các thị trường lớn trên thế giới, đạt tốc độ khoảng 8% mỗi năm cho đến năm 2019. Nhiều quốc gia đang phát triển khác ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ tương tự, trong đó có những quốc gia như Việt Nam, Indonesia và Pakistan.
Tại Bắc Mỹ, nhu cầu xi măng cũng sẽ tăng với tốc độ cao, chủ yếu là thị trường Mỹ đã phục hồi. Trong khi đó, nhu cầu xi măng tại Mỹ tuy bắt đầu hưởng lợi từ sự phục hồi sau khủng hoảng, nhưng lượng tiêu thụ vài năm 2014 vẫn thấp hơn so với năm 2004.
Nhu cầu xi măng tại các nước Tây Âu và Đông Âu cũng sẽ được hưởng lợi từ sự phục hồi kinh tế của nhiều nước trên thế giới. Đáng chú ý, các quốc gia như Tây Ban Nha, Ý và Ukraine sẽ có sự phục hồi đáng kể sau khủng hoảng giai đoạn từ giữa năm 2004 đến 2014. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tại các khu vực này vẫn sẽ theo tăng trưởng trung bình toàn cầu.