Những công trình có kiến trúc đặc trưng nhất tại Bắc Giang

Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng đông bắc Việt Nam. Từ năm 2012 là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Bắc Giang giáp với nhiều tỉnh thành, phía bắc giáp Lạng Sơn, phía đông giáp Quảng Ninh, phía tây giáp Thái Nguyên và Hà Nội, phía nam giáp Bắc Ninh và Hải Dương. Tỉnh lỵ là thành phố Bắc Giang, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50 km.

Trong những năm gần đây, Kinh tế của Bắc Giang phát triển khá toàn diện và đang dần khẳng định được vị thế là Trung tâm kinh tế lớn thứ hai của vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Người dân Bắc Giang tự hào là cái nôi của quan họ cổ với 23 làng ven sông Cầu, tồn tại như một sự kết duyên song song với quan họ ở Bắc Ninh. Đất quan họ Bắc Giang còn là nơi có tục kết chạ từ lâu đời đến nay vẫn tồn tại trong cuộc sống cộng đồng, có đóng góp tích cực làm đẹp thêm đời sống xã hội.

Nội dung bài viết:
1 Núi Yên Tử
2 Chùa Bổ Đà
3 Đình Phù Lão
4 Chùa Vĩnh Nghiêm
5 Lăng Dinh Hương
6 Làng Cổ Thổ Hà
7 Đền Thánh Tâm Bắc Giang

Núi Yên Tử

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử bao gồm một hệ thống các di tích lịch sử văn hóa gắn liền với sự ra đời, hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm ở Việt Nam. Các di tích này nằm ở khu vực giáp ranh giữa 3 tỉnh Bắc Giang, Hải Dương và Quảng Ninh, bao gồm 5 khu vực: Khu di tích và danh thắng Đông Yên Tử (TP Uông Bí, Quảng Ninh), Khu di tích lịch sử nhà Trần (Đông Triều, Quảng Ninh), Khu di tích và danh thắng Tây Yên Tử (nằm trên các huyện Yên Dũng, Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động tỉnh Bắc Giang), Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc – Thanh Mai (Chí Linh, tỉnh Hải Dương).

Tại đây, nhiều di tích lịch sử, văn hóa vẫn đang được bảo tồn. Từ xưa các tín đồ đạo Phật Việt Nam đã đến Yên Tử dựng am cỏ cầu kinh niệm Phật. Từ trước Công nguyên, đạo sĩ An Kỳ Sinh (Yên Kỳ Sinh) đã đến nơi đây tu hành và đắc đạo. Những năm sau đó, nhiều thế hệ tăng ni phật tử Việt Nam tiếp tục tìm đến Yên Tử tu hành, xây dựng chùa, tháp và nhiều công trình khác.

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử là nơi hình thành, ra đời và phát triển của Trung tâm Phật giáo Thiền Tông thuần Việt, do người Việt trực tiếp sáng lập ra. Là nơi hội tụ của các công trình kiến trúc cổ kính do các Tăng, Ni, Phật tử và triều đình phong kiến của các thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn kế tiếp nhau xây dựng, tu bổ và tôn tạo. Những công trình này đã phản ánh khá rõ nét sự phát triển của kiến trúc, mỹ thuật, điêu khắc, tiêu biểu cho tài năng sáng tạo nghệ thuật của dân tộc Việt Nam. Đây là một quần thể di tích rất lớn và ra đời sớm ở Việt Nam, với rất nhiều công trình có kiến trúc tại Bắc Giang được mọi người khắp nơi biết đến.

Có thể nhận thấy tầm quan trọng của Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử thông qua việc Chính phủ Việt Nam đã nhận diện, xếp hạng hàng loạt các di tích, danh lam thắng cảnh trong khu di sản ở cấp tỉnh, cấp quốc gia và cấp quốc gia đặc biệt, với đầy đủ bốn loại hình di tích, danh lam thắng cảnh, bao gồm: các di tích lịch sử; các di tích kiến trúc – nghệ thuật; các di tích khảo cổ; các địa điểm danh lam thắng cảnh.

Chùa Bổ Đà

Chùa Bổ Đà có tên chính xác là chùa Quán Âm núi Bổ Đà hay Bổ Đà Sơn Quán Âm Tự (補陀山觀音寺), gọi tắt là chùa Bổ, còn có các tên gọi khác là chùa Quán Âm, Tứ Ân Tự (四恩寺).

Chùa Bổ Đà là một trong những ngôi chùa độc đáo nhất miền đất Kinh Bắc, là kiến trúc đặc trưng nhất tại Bắc Giang Trung tâm Phật giáo lớn của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Chùa toạ lạc trên ngọn núi Phượng Hoàng (Bổ Đà sơn), phía Bắc dòng sông Cầu, thuộc địa phận xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang (xã Tiên Lát, huyện Yên Việt, phủ Bắc Hà, tỉnh Bắc Ninh xưa).

Chùa Bổ là một trong những nơi còn giữ nguyên bản nét thiết kế kiến trúc truyền thống Việt cổ. Chùa có kiến trúc độc đáo và khác biệt so với các ngôi chùa truyền thống ở miền Bắc Việt Nam, vườn tháp đẹp và lớn nhất Việt Nam, nhiều cổ vật có giá trị và kho tàng di sản Hán – Nôm phong phú. Đây cũng là nơi sơn thủy giao hòa, nhìn sông tựa núi, cảnh sắc, không gian nhuốm màu huyền thoại, xung quanh là đồi núi xóm làng bao bọc. Chùa thờ Tam giáo, trong đó có Quán Thế Âm Bồ Tát, Trúc Lâm Tam tổ (gồm Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang), Khổng Tử…Các cuốn sách bằng tre, đá để lại vẫn lưu truyền đào tạo những người gia nhập phái Lâm Tế (Sơn Môn Bồ Đà) theo phong tục cũ. Quần thể chùa Bổ Đà là một tập hợp di tích gồm: chùa cổ có tên là Bổ Đà Sơn (gọi tắt là chùa Bổ Đà, chùa Bổ; còn gọi là chùa Quán Âm), chùa chính Tứ Ân Tự, Am Tam Đức (xây dựng sau, vào thời Hậu Lê). Ngoài ra trên núi Bổ Đà còn có đền thờ Đức Thánh Hóa (tức Thạch Tướng Đại Vương – có công giúp vua Hùng thứ 16 chống giặc ngoại xâm).

Chùa Bổ là một trong những nơi còn giữ nguyên bản nét kiến trúc truyền thống Việt cổ. Chùa có kiến trúc độc đáo và khác biệt so với các ngôi chùa truyền thống ở miền Bắc Việt Nam, đó là lối kiến trúc “nội thông ngoại bế” tạo vẻ u tịch, thanh vắng, linh thiêng. Với hệ thống bố cục kiến trúc hài hòa được xây dựng bằng các vật liệu: gạch nung, ngói, tiểu sành, tường bao được làm bằng đất rất độc đáo. Các bức tường, cổng và một số công trình khác được thi công xây dựng hoàn toàn bằng đất nện theo lối chình tường. Cổng vào chùa nền lát đá muối có kích thước to nhỏ khác nhau, xây theo kiến trúc thời Nguyễn mang dáng dấp gác chuông. Điểm đặc biệt ở đây là nhiều bức tường được xây bằng tiểu sành giống như làng Thổ Hà, nơi chuyên sản xuất chum vại, tiểu sành cách đó vài cây số, tạo vẻ rất trầm mặc, gần gũi với vùng thôn quê ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Toàn bộ chùa chính có diện tích khoảng 51.784m² được phân ra làm ba khu rõ rệt. Khu vườn: 31.000m², khu nội tự chùa 13.000m² và khu vườn tháp rộng: 7.784m².

Đình Phù Lão

Đình Phù Lão tọa lạc tại xã Đào Mỹ, huyện Lạng Giang, Bắc Giang là ngôi đình thời Lê, dựng năm 1688. Đây là ngôi đình cổ có giá trị kiến trúc nghệ thuật độc đáo. Năm 1982, đình Phù Lão được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Đình Phù Lão toạ lạc trên một dải đất cao, thoáng, đẹp ở phía đầu làng thuộc thôn Tây Lò. Làng Phù Lão xưa, nay tách thành 3 thôn Tây Lò, Đông Thắm và Núi Dứa. Mặt đình quay về phía xóm làng, soi mình xuống bến nước. Theo thuật phong thủy đây là để tạo thế tụ thủy mang lại sự thịnh vượng no đủ cho dân làng. Trong ảnh là nhà Tiền Tế, đi qua sẽ đến Đại Đình.

Từ nguyên sơ đình Phù Lão có kiến trúc theo lối chữ nhất (-), chỉ có toà đại đình dài 13m, rộng 12m; sau này mới nối thêm phía sau 2 gian hậu cung. Phía trước, bên trái đình Phù Lão còn có một tấm bia tứ diện, cao hơn 1m ghi công bà Đào Thị Hiền đã đóng góp tiền của xây dựng đình. Tấm bia này cũng là minh chứng cho năm xây dựng đình. Đình là nơi thờ thánh Cao Sơn – Quý Minh, ngoài ra còn thờ hai vợ chồng ông Hậu là những người có công tạo dựng ngôi đình.

Trên của võng chính giữa đình là 4 chữ Thánh Cung Vạn Tuế, tạm dịch: Đức Thánh Muôn Tuổi. Giá trị điêu khắc nghệ thuật của đình được thể hiện ở các kết cấu kiến trúc như tai cột, kẻ, bẩy, cốn, diệp… với những hình ảnh chạm khắc sinh động. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, chạm khắc ở đình Phù Lão là chạm theo lối chạm lộng, có nghĩa là phải chạm thủng sâu bên trong gỗ để làm các hình nổi hẳn lên theo lối tượng tròn. Lối chạm này rất khó, phải có những dụng cụ chuyên dùng mới kênh bong được, và người thợ chạm phải hiểu phép chạm đối với từng hình, từng chủ đề trên cấu kiện kiến trúc.

Vào đình Phù Lão, ta có thể thấy trên các kẻ là những bức chạm nổi hình ảnh mang đậm nghệ thuật tạo hình dân gian thể hiện sinh hoạt của các tầng lớp như quan lại, sỹ, nông, công, thương và có nhiều linh thú như: Long Ly Quy Phượng và các con giống như nghê, lân, ngựa, rắn, tắc kè, thạch sùng. Rồng xuất hiện ở đình Phù Lão sinh động, gần gũi luôn gắn với hình tượng con người. Những nhà điêu khắc vô danh xuất phát từ nông dân đã đưa vào đình làng những hình ảnh từ đời sống thực với phong cách độc đáo. Ở đình có nhiều bức chạm mô tả cuộc sống dân gian.

Chỗ thì tả cảnh vui chơi…
….”Trai gái tình tự”

Táo bạo hơn, trên các tác phẩm chạm khắc có cảnh ân ái nồng nàn. Đây không phải là sự ngẫu nhiên, những hình tượng chạm khắc này thể hiện lý tưởng, khát vọng của cộng đồng và mang giá trị phồn thực, cầu mong con người cùng các con vật sinh sôi phát triển. Hàng năm, làng Phù Lão có hai tiết lệ lớn, mở hội làng vào rằm tháng ba và lệ làng vào rằm tháng tám. Khi ấy, người dân Phù Lão nói riêng, xã Đào Mỹ nói chung và đông đảo du khách thập phương lại tụ hội về ngôi đình có nét kiến trúc nghệ thuật độc đáo này.

Chùa Vĩnh Nghiêm

Chùa Vĩnh Nghiêm ở làng Đức La xã Trí Yên huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang, Việt Nam, còn được gọi là chùa Đức La, là một trung tâm Phật giáo, nơi đào tạo tăng đồ cho cả nước, nơi phát tích Tam Tổ phái Thiền Trúc Lâm của Phật giáo Việt Nam, một viên ngọc sáng trong các chùa cổ Việt Nam.

Năm 2015, Chùa được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.

Chùa Vĩnh Nghiêm có quy mô lớn, tọa lạc trên mảnh đất khoảng 1 ha, bao quanh khuôn viên là luỹ tre dày đặc. Chùa là kiến trúc đặc trưng nhất tại Bắc Giang hướng trên một trục, hướng đông nam gồm 4 khối: Toà Thiên đường, toà Thượng điện, nhà Tổ đệ nhất, gác chuông, nhà tổ đệ nhị và một số công trình khác. Mở đầu là cổng tam quan xây gạch, sau đó đi vào hơn 100 m là Bái đường (chùa Hộ). Từ ngày dựng chùa, hai bên đường được trồng thông để thành chốn tùng lâm, có cây đường kính gần 1m. Trên sân chùa có một tấm bia to, 6 mặt, dựng năm Hoằng Định thứ 7 (1606) với nội dung ghi lại việc trùng tu chùa năm đó. Đối diện với tấm bia cổ là vườn tháp mộ trong đó là của 5 vị sư có tên tuổi các hòa thượng: Phù Lãng Trung pháp (hiệu Sa môn), Thông Duệ ứng Duyên, Thanh Quý, Tịnh Phương Sa môn, Thanh Hanh và một số tháp khác.

Khối thứ nhất kiểu chữ “Công” (工) gồm Bái đường, nhà Thiêu hương, Thượng điện với thiết kế khang trang lối tàu bảy, đao lá, mái 4 đao 8 kèo kiểu con chồng, thượng tam hạ tứ. Bên ngoài chùa trang trí đắp nổi lối “nề ngõa” hình cuốn thư có ba chữ hình kỷ hà, trang trí hồi văn, hoa lá chạy đường diềm bao quanh. Nội thất của Thiêu hương được trang trí, chạm khắc lộng lẫy. Trong 3 nếp chùa đều có cửa võng, chạm khắc hoa lá, chim muông, họa tiết tinh vi mềm mại cầu kỳ được sơn son thiếp vàng, trên là các hoành phi đại tự lớn.

Khối thứ hai cũng làm theo kiểu chữ công nhưng thấp và nhỏ hơn. Đây là nhà Tổ đệ nhất thờ Tổ Hương Vân Trần Nhân Tông. Trong toà Tổ đệ nhất hiện nay có một tượng hậu đặt ở phía ngoài, 2 gian bên. Ba tổ Trúc Lâm đặt ở hậu cung, trên có tấm hoành phi “Trúc Lâm hội Thượng”.

Khối thứ ba là gác chuông cao 2 tầng 8 mái, treo một quả chuông lớn. Kiến trúc lầu chuông được kết hợp giữa cấu trúc gỗ và gạch, ở phần giữa bốn đầu bảy có treo những quả chuông đồng nhỏ (chuông gió).

Khối thứ tư, kết cấu kiểu chữ đinh (丁) là nhà Tổ đệ nhị thờ Tổ Pháp Loa. Trước đây, hai bên còn có các dãy nhà Tả vu và Hữu vu, mỗi dãy 18 gian rộng rãi là nơi hàng năm các sư về an cư kiết hạ, và các kiến trúc phụ phục vụ sinh hoạt hàng ngày của tăng ni, Phật rử. Chùa Vĩnh Nghiêm mới được trùng tu, quy mô nguy nga, tráng lệ như xưa, phục dựng lại tam quan theo nền cũ xây bằng gạch dài 7m, rộng 5m vỉa đá thành bậc rồng mây.

Lăng Dinh Hương

Lăng Dinh Hương thuộc làng Dinh Hương, xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang là một quần thể kiến trúc điêu khắc đá hoành tráng, độc đáo thời Hậu Lê, được công nhận di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia từ 1965. Lăng Dinh Hương xây dựng từ năm 1727 (xuất hiện trước tất cả các lăng mộ vua Nguyễn ở Cố đô Huế). Trong lăng lưu giữ thi hài Quận công La Quý Hầu, tên húy là La Đoan Trực.

Lăng nằm trên một quả đồi hình tròn rộng khoảng một ha có tường gạch bao quanh (ngày xưa là tường đá ong bao quanh). Vào cổng là hai tượng quan hầu cầm dùi đồng. Quần thể lăng đá Dinh Hương chia làm ba phần chính: phần mộ táng ở giữa, phần thờ tự ở bên trái, phần bia ở bên phải. Tượng người và vật tại lăng làm bằng đá xanh được chạm khắc rất sống động, tượng có kích thước lớn, hình khối mập, chắc và được tỉa công phu.

Phần mộ rộng khoảng 100 mét vuông có tường đá ong dày bao quanh là nơi lưu giữ thi hài Quận công La Quý Hầu, có hai võ quan dắt ngựa đứng canh. Cặp tượng quan hầu dắt ngựa được xem là những kiệt tác của nghệ thuật chạm khắc đá, tượng chú trọng vào cách tạo khối trên thân, khiến con vật trở nên đậm chất hiện thực. Một số mảng chạm tỷ mỷ và mang tính cách điệu cao như phần yên cương, bờm con ngựa. Võ quan đeo gươm dắt ngựa phía bên phải có mặt to, hàm rộng. Võ quan đeo gươm dắt ngựa phía bên trái có râu dài, mặt nhỏ.

Khu thờ tự gồm hai voi nằm chầu, bàn thờ có hai con nghê to há mồm ngồi chầu, tiếp theo là ngai thờ làm từ hai khối đá lớn cùng hai quan hầu nữ và hai con nghê nhỏ trạm khắc tinh tế, sinh động. Quan hầu nữ bên trái bưng chiếc tráp khối hộp chữ nhật ngang bụng, bàn tay trái đỡ dưới hộp tráp, tay phải giữ ngang đầu hộp, để hở nửa bàn tay với những ngón thon dài. Quan hầu nữ bên phải ngai thờ tay cầm quạt, đầu đội mũ ni có chóp nhọn như một chiếc nón nhỏ, nửa phía sau mũ có bốn lớp vải trùm kín chân tóc, phủ xuống kín tai và gáy.

Làng Cổ Thổ Hà

Vốn dĩ đã đi lên cùng với tiếng là làng có nghề truyền thống làm bánh đa nem, mì gạo, nghề gốm. Làng Thổ Hà khuất sau những tiếng xe cộ, phố xá nhộn nhịp. Nằm ở xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Được coi là mảnh đất “địa linh nhân kiệt,” nổi tiếng trong cả nước với nghề làm gốm và quần thể kiến trúc cổ thuần Việt mang đậm dấu ấn của văn hóa đồng bằng Bắc Bộ.

Thổ Hà đang là một địa chỉ quen thuộc, hấp dẫn của khách du lịch trong và ngoài nước, của những người nghiên cứu về kiến trúc và mĩ thuật, của những nghệ sĩ và nghệ nhân về tìm cảm hứng. Chương trình tham quan của khách du lịch có thể là: ngắm cảnh trên bến dưới thuyền của dòng sông Cầu, thăm đình làng, chùa, cổng làng, văn chỉ, xem các cây đa cổ thụ, thăm một số nhà cổ trong làng, xem những ngõ xóm hun hút đẹp với vẻ cổ kính, thăm lò sản xuất gốm, thăm các gia đình sản xuất bánh đa nem và mỳ gạo bằng máy và thủ công, thăm các gia đình nấu rượu gạo. Khi về du khách nên mua vài trăm bánh đa nem, vài cân mỳ gạo, vài lít rượu gạo nếp để làm quà. Nếu du khách thích cảm giác mạnh hãy đến thăm Thổ Hà khi nước sông Cầu ở mức báo động số 3.

Thổ Hà còn nổi tiếng với những kiến trúc cổ từ nhà cửa đến cổng làng, khu giếng cổ đều được làm bằng gạch nung và sành đắp nổi không tráng men. Đặc biệt nơi đây còn hiện hữu ngôi chùa cổ kính và ngôi đình bề thế – một kiệt tác của kiến trúc cổ truyền Việt Nam.

Cổng nằm ở ngay đầu làng phía trước đình, bên tả là hồ nước rộng, bên hữu có cây đa hàng trăm năm tuổi mang đậm dấu ấn văn hóa của cư dân đồng bằng Bắc Bộ. Ngoài ra trong làng vẫn còn lưu giữ được một số ngôi nhà cổ xây dựng cách đây trên 100 năm, tiêu biểu cho các ngôi nhà cổ thuộc đồng bằng Bắc Bộ.

Đình Thổ Hà là một ngôi đình nổi tiếng của xứ Kinh Bắc, là bông hoa của nghệ thuật chạm khắc Việt Nam và được xếp hạng là di tích Kiến trúc, Nghệ thuật cấp Quốc gia. Đình được xây dựng vào năm 1692, thời vua Lê Hy Tông và là một công trình kiến trúc quy mô với nghệ thuật điêu khắc độc đáo từng được Viện bảo tàng Viễn Đông Bác Cổ xếp hạng. Ðình thờ thành hoàng làng là Lão Tử và tổ sư nghề gốm Ðào Trí Tiến. Đây là ngôi đình cổ thứ hai ở Bắc Giang (sau đình Lỗ Hạnh được xây dựng năm 1576). Đình Thổ Hà tiêu biểu cho không gian tâm linh, văn hóa của người Việt với nét kiến trúc đặc trưng, các mảng chạm khắc thể hiện đề tài “tứ linh, tứ quý” hoa lá cách điệu, chim thú và con người. Hiện đình còn lưu giữ được chín tấm bia cổ chứa nhiều giá trị nghiên cứu văn hóa, lịch sử.

Chùa Thổ Hà có tên là “Đoan Minh Tự” là một di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Chùa xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc, có quy mô lớn, bao gồm cổng tam quan, gác chuông và tiền đường. Tam quan chùa nằm sát sau đình. Gác chuông và tiền đường được chạm trổ lộng lẫy với các đề tài rồng mây, hoa lá… Trong chùa có tượng Phật tổ Như Lai to lớn và tượng Phật bà Quan Âm ngồi trên tòa sen. Từ tòa Tam Bảo theo hai dãy hành lang vào tới Động Tiên, là một công trình kiến trúc hiếm có. Động tiên đã ghi lại đầy đủ hình ảnh Thích Ca từ lúc mới sinh ra, lúc trưởng thành và khi lìa bỏ kinh thành vào động tu hành đến đắc đạo. Tiếp theo đi qua sân rộng tới nhà Tổ, nơi đây thờ Sư Tổ và các vị sư đã trụ trì tại chùa.

Đền Thánh Tâm Bắc Giang

Đền Thánh Tâm tọa lạc tại trung tâm thành phố Bắc giang, nên cũng được gọi là Đền Thánh Tâm Bắc giang, cách tòa giám mục Bắc Ninh 20 Km về hướng Đông Bắc.

Nơi đây chính là giáo xứ Bắc giang, Đức cha Colomer Lễ đã thành lập giáo xứ Bắc Giang năm 1894. Sau đó đức cha Gordaliza Đức cha Phúc đã cho xây một thánh đường đẹp nhất Giáo phận lúc đó, vì là trung tâm tôn giáo và chính trị của Phủ Lạng Thương ngày xưa và cũng là của Bắc giang ngày nay.