Những căn nhà kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường luôn có kiến trúc vô cùng độc đáo mang phong cách riêng và được thiết kế nhằm giải quyết các của thách thức môi trường vàthích ứng với điều kiện địa phương.Căn nhà nằm trên bán đảo Coliumo, Chile là tác phẩm của kiến trúc sư Pezo Von Ellrichshausen. Công trình này là một không gian mở hướng ra biển, bừng sáng với những cửa sổ bằng kính kích thước lớn nhỏ khác nhau, giúp cho ánh sáng tự nhiên tràn ngập vào nhà.Tòa nhà có tên Kjørbo nằm gần thủ đô Oslo của Na Uy là một tòa nhà vừa thân thiện với môi trường lại vừa mang lại nhiều lợi ích. Đây là công trình năng lượng tích cực (energy-positive) đầu tiên tại Na Uy và là công trình đầu tiên trên thế giới được làm mới thành một cấu trúc tạo năng lượng.Năng lượng được sản sinh bởi các tấm pin mặt trời và theo ước tính hệ thống pin sẽ tạo ra trên 200.000kWh điện mỗi năm. Trong khi đó, nhiệt thất thoát được giảm thiểu nhờ thiết kế trần, tường và các cửa sổ vừa khít cùng với vật liệu cách nhiệt. Ngoại thất tạo bóng râm và sàn bê tông nhô cũng là những yếu tố giúp giảm nhiệt độ vào mùa hè.Đây là tác phẩm của kiến trúc sư người Nhật Terunobu Fujimori – một ngôi nhà ở thành phố Nagano, được xây dựng từ năm 2006 được lấy cảm hứng từ ngôi nhà hang động nhỏ gọn của Pháp Lascaux và được xây dựng hoàn toàn bằng các vật liệu tự nhiên. Nhà được xây dựng bằng gỗ tuyết tùng, có tác dụng chống mối mọt rất tốt, theo truyền thống kiến trúc của Nhật bản.Căn nhà xinh đẹp thuộc sở hữu của nhà thiết kế thời trang Scott Newkirk tại Yulan, NewYork được thiết kế mộc mạc nhưng lại mang đến sự mát mẻ, dễ chịu.Nội thất bên trong không có dấu vết của những công nghệ hiện đại như đồng hồ, máy tính, thậm chí là điện. Căn nhà cabin này được xây dựng bằng gỗ khai hoang với một gác xép và một phòng khách nhỏ. Nơi đây sẽ là sự tuyệt vời cho một kỳ nghỉ độc đáo, đối phó với sự căng thẳng của một tuần làm việc bận rộn, là nơi hoàn hảo để thư giãn và tách ra khỏi thế giới bên ngoài.Ngôi nhà xinh đẹp tại Romania này được xây dựng bởi Quỹ Công nghệ bền vững và sáng chế Justin Capra và sử dụng công nghệ xanh để cung cấp năng lượng. Nơi đây được ví như là một khu sinh thái thân thiện và được xây dựng bằng cách sử dụng tới 97% vật liệu tái chế. Ngoài ra, thiết kế và cấu trúc có tính chất linh hoạt để có thể tạo ra nhiều kiểu dáng, hình dạng và kích cỡ.Được thiết kế bởi Tom Chudleigh, Free Spirit Tree Homes được xây dựng cho những ai yêu thích và muốn hòa mình vào thiên nhiên với vẻ ngoài giống như một trái bóng tròn.Ngôi nhà gỗ hình cầu này hoàn toàn làm bằng tay theo kỹ thuật làm thuyền, có một lớp sợi thủy tinh bao phủ để chống nước và giúp kết dính. Bên trong ngôi nhà được trang bị một tủ bếp với lò vi sóng, tủ lạnh và bồn rửa. Nội thất còn lại bao gồm một chiếc giường tầng và những cánh cửa bằng đồng sẽ được thiết kế theo yêu cầu.Sinh viên Đại học Maryland đã lấy cảm hứng thiên nhiên làm nền để thiết kế nên LEAFHouse. Căn nhà đã giành vị trí á quân trong cuộc thi Solar Decathlon. Bên trong căn nhà có một thác nước với giải pháp hấp thu độ ẩm trong không khí. Không khí khô giúp chúng ta dễ chịu hơn, vì vậy không cần đến máy điều hòa không khí.Kỹ sư Marcos Acayaba đã xây dựng một tư dinh hoành tráng tại khu rừng nhiệt đới ở Sao Paulo, Brazil. Với cấu trúc nhà ba mặt, các mặt liên kết với nhau bằng các thanh xà gỗ và dây cáp, căn nhà này được biết có tổng chi phí xây dựng lên đến 150.000 USD. Việc lựa chọn và sử dụng cẩn thận các vật liệu tự nhiên đã làm cho căn nhà giống như một viên ngọc quý trong khung cảnh tươi tốt của rừng nhiệt đới Brazil.Shell House được thiết kế bởi kiến trúc sư Nhật Bản Kotaro Ide, thuộc công ty ARTechnic, là một khu nhà nghỉ được xây dựng trong khu rừng Kitasaku, Nagano, Nhật Bản. Công trình gồm 2 ống bê tông hình ovan có chức năng như 1 nhà nghỉ, có thể chống lại mùa hè ẩm ướt và mùa đông giá lạnh của khí hậu khu vực. Để làm được điều này, Kotaro Ide đã không chọn sử dụng loại kết cấu gỗ cho nhà 2 tầng điển hình trong khu vực bởi vì tính dễ mục của nó mà sử dụng bê tông cốt thép để xây dựng.Nhà vòm Geodesic được cấu trúc giống hình cầu với một hệ thống tam giác phức tạp. Hệ thống những tam giác này tạo nên khung nhà giúp tăng sự bền vững cho cấu trúc nhà trong khi chỉ dùng rất ít vật liệu.Tiến sĩ, kĩ sư người Đức Walther Bauersfel đã tiên phong về ý tưởng kết nối những tam giác thành vòm khi ông thiết kế dự án cung thiên văn đầu tiên của thế giới, được xây dựng tại Jena, Đức năm 1922. Tuy nhiên, Buckminster Fuller mới là người phát triển khái niệm về nhà mái vòm và được cấp bằng sáng chế đầu tiên về nhà vòm Geodesic năm 1954.Nhà vòm Geodesic không những tiết kiệm năng lượng mà còn rất bền vững và không hề tốn kém khi xây dựng. Mô hình nhà vòm Geodesic còn rất lí tưởng cho nhà cấp cứu lưu động và những căn nhà mini như lán trại quân đội.Hồng Nhung (Tổng hợp và lược dịch)