Quy định của pháp luật việc xử phạt xây nhà không có Giấy phép xây dựng

Hỏi:

Tôi có mua một mảnh đất nông nghiệp giấy tờ tay gần 1000m2 ở Phan Thiết, Bình Thuận. Sau đó tôi có bán lại 5 lô cho người khác với diện tích mỗi lô là 100m2, những người này đều đã xây nhà cấp 4 trên các lô đất đó (không có giấy phép xây dựng và chỉ có giấy mua bán tay) và đều bị xử phạt.

Nay tôi có ý định xây nhà 150m2 trên đó (vẫn chưa lên đất thổ cư vì chi phí khá cao) thì liệu tôi sẽ bị phạt bao nhiêu, có bị cưỡng chế tháo dỡ không và sau này tôi có cơ hội làm sổ hồng giá rẻ khi điạ phương tổ chức làm sổ đồng loạt cho khu dân cư không (đây là khu dân cư mới quy hoạch đền bù cho những hộ dân bị giải tỏa ở khu vực khác chuyển về, có nhiều hộ đã lên đất thổ cư và cũng rất nhiều hộ vẫn còn là đất nông nghiệp).

Xử phạt xây nhà không xin phép xây dựng

Trả lời:

1. Điều 3 Nghị định 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai (Nghị định 105) quy định sử dụng đất không đúng mục đích là hành vi sử dụng đất không đúng với mục đích sử dụng, loại đất ghi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất, quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất hoặc giấy tờ khác về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai.

Tùy theo hành vi vi phạm, người vi phạm sẽ bị xử phạt và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Điều 5, Điều 8, Điều 14, Điều 15 của Nghị định 105.

2. 
Điều 4 Nghị định 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị (“Nghị định 180”) quy định hành vi vi phạm trật tự xây dựng đô thị phải bị xử lý theo một hoặc các hình thức sau đây:

– Ngừng thi công xây dựng công trình.

– Đình chỉ thi công xây dựng công trình, áp dụng các biện pháp ngừng cung cấp điện, nước: thông báo cho cơ quan có thẩm quyền không cung cấp các dịch vụ điện nước, các hoạt động kinh doanh và các dịch vụ khác đối với công trình xây dựng vi phạm.

– Cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm.

– Buộc bồi thường thiệt hại do hành chính vi phạm gây ra.

– Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự.

Theo đó, ngoài việc bị xử phạt theo quy định tại Điều 11 Nghị định 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở, người vi phạm còn bị buộc khắc phục hậu quả và bị xử lý theo quy định tại Điều 12 Nghị định 180.

Trả lời