Phòng khách và bếp được thiết kế liên thông sẽ làm rộng nhà, tạo ra không gian mở và phát huy hết sự đa năng trong sinh hoạt của chủ nhà.
Dưới đây là những ý tưởng được đúc kết bởi các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế nội thất nhà bếp và phòng khách của Houzz mà bạn có thể tham khảo.
Không nên tạo vách ngăn kín giữa bếp và phòng khách
Bạn có nghĩ cần phải xây tường kín giữa bếp và phòng khách vì bếp là khu vực tạo ra mùi thức ăn rất khó chịu không? Bạn nghĩ vậy là hoàn toàn sai. Sự thật, việc xây tường kín sẽ rất bí bích và bị hạn chế tầm nhìn. Lúc này, thay vì giải pháp truyền thống đó, ta chỉ cần xử lý bằng một bức vách gỗ mang tính ước lượng cho không gian. Vách này có thể chỉ là một vài nan gỗ cắm thẳng đứng hoặc vách kính hoặc một bức bình phong với các họa tiết cầu kỳ… như thế không gian vẫn được thông thoáng tạo cảm giác rộng rãi mà lại không bị hạn chế tầm nhìn.
Để tạo sự gián tiếp hợp lý và cần thiết giữa nhà bếp và phòng khách, nhiều gia đình, nhất là gia đình trẻ còn lựa chọn bố trí quầy bar mini để ngăn cách phòng ăn và phòng khách. Với thiết kế ấy, người ta có thể giải quyết việc tận dụng không gian cho một lối sống mới một cách đầy hiệu quả. Khách có thể ngồi uống nước, trò chuyện trong lúc chủ nhà nấu nướng. Khách cũng có thể xắn tay cùng tham gia công việc nấu nướng như nhặt rau, rửa cái chén ngay trong chiếc bồn rửa được bố trí trên quầy bar.
Nên chọn màu nội thất sáng và đồng nhất
Bạn nên chọn những tông màu nhạt, màu trung tính cho tường và nội thất của căn bếp. Những màu này có tác dụng làm sáng không gian, tạo cảm giác sạch sẽ. Nhưng bạn cũng đừng quên tạo ra điểm nhấn bằng các loại gạch trang trí hoặc chạy những đường viền quanh chân tường bằng những màu đậm hơn. Với phòng khách cũng tương tự.
Chọn màu khác nhau để tạo ra sự phân chia mang tính chất ước lệ bằng màu sắc, mảng trang trí… trong kiểu kiến trúc này cũng được khuyến khích. Ví dụ, bạn có thể lựa chọn xanh lá cho nhà bếp, trong khi phòng khách có màu vàng cam. Tuy nhiên, bạn cần phải nhớ không nên chọn hai mảng màu tương phản, như màu trắng và màu đen chẳng hạn.
Nên phân chia bố cục rõ ràng
Một gợi ý tiếp theo cũng hết sức cần được lưu tâm đó chính là phòng khách của nhà bạn nên thiết kế thông thoáng và sang trọng nơi ánh sáng có thể chiếu được vào nhà một cách tự nhiên. Như vậy, khi khách đến nhà vào buổi sáng, bạn sẽ không phải bật đèn để tiếp khách và phòng khách cũng luôn trong tình trạng tràn đầy sức sống!
Ngược lại, phòng bếp nên ở hướng tối hơn để giữ lửa và ấm. Trong trường hợp này bạn nên chú trọng bố trí thêm đèn. Thông thường nên bố trí một bòng đèn track light (loại đèn tròn có thể xoay) ở nơi đặt bếp hoặc chỗ chế biến thức ăn và rửa dọn. Nếu thích làm nổi bật góc bếp của mình hơn nữa, bạn hãy bố chí đèn chuyên biệt trong tủ kính đựng chén bát. Ánh sáng đèn sẽ tôn vẻ đẹp của những chén bát bằng sành sứ, pha lê hay thủy tinh, tạo vẻ sạch sẽ, sang trọng cho căn bếp.