Hoàn thành tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới đã khó, việc giữ vững tiêu chí này còn khó hơn. Sau nhiều năm xây dựng NTM, nhiều địa phương đã cách làm hiệu quả để giữ vững tiêu chí này, quyết tâm không để tuột danh hiệu này sau 5 năm xét công nhận lại.
Cũng như các địa phương khác trong tỉnh khi xây dựng nông thôn mới, xã Vĩnh Ninh (huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) gặp không ít khó khăn, song bằng nhiều nỗ lực, xã Vĩnh Ninh đã hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới.
Con đường nông thôn mới tại xã Vĩnh Ninh |
Tuy nhiên, niềm vui “về đích” nông thôn mới không làm Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã lơ là việc giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được. Từ năm 2016 đến nay, địa phương đã triển khai nhiều giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng các tiêu chí.
Tại xã Vĩnh Ninh sự đổi thay từ chương trình nông thôn mới dễ dàng được nhận thấy khi hơn 12km đường trục xã, trục thôn, đường ngõ xóm và hơn 8km đường giao thông nội đồng được cứng hóa; 4/4 thôn đã xây dựng được nhà văn hóa, 3 trường học đạt chuẩn quốc gia. Cùng với đó, hơn 94% lao động có việc làm thường xuyên; 77% người dân tham gia bảo hiểm y tế; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 29 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,5%.
Không bằng lòng với những kết quả đạt được, ngay sau khi được UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Ninh đã xây dựng các giải pháp cụ thể nhằm duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí.
Cụ thể, đối với các tiêu chí: Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, hộ nghèo, thu nhập bình quân đầu người, xã tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo ra nhiều việc làm mới; phát triển trang trại, gia trại chăn nuôi; hỗ trợ vay vốn, đào tạo nghề, giúp các hộ, nhất là hộ nghèo có phương tiện, tư liệu sản xuất…
Đối với tiêu chí môi trường, cùng với việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân trong việc giữ gìn đường làng, ngõ, xóm xanh – sạch – đẹp, xã tổ chức các chiến dịch tổng vệ sinh môi trường; duy trì các tổ tự quản đảm nhận các tuyến đường vệ sinh môi trường.
Đối với tiêu chí an ninh trật tự xã hội, đây được xác định là tiêu chí có nhiều biến động nhất, do đó, địa phương tập trung củng cố, nhân rộng các mô hình quần chúng tự quản, tự phòng, tự bảo vệ, tự hòa giải gắn kết với các mô hình phát triển hợp tác xã, nhóm hộ gia đình trong cùng ngành nghề, cùng tuyến đường, cùng khu vực.
Trong đó, chú trọng xây dựng các mô hình liên kết, giáp ranh về an ninh trật tự; thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết liên tịch giữa công an, quân đội, các ngành, đoàn thể…trong công tác bảo vệ an ninh trật tự.
Mục tiêu duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đang được nhiều xã nông thôn mới của tỉnh nỗ lực thực hiện với nhiều nội dung ưu tiên là: Tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, tăng mức độ hưởng thụ trực tiếp cho cư dân nông thôn; phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân; phát triển đời sống văn hóa nông thôn, nâng cao chất lượng công tác giáo dục và y tế; nâng cao chất lượng môi trường nông thôn, giữ vững an ninh, trật tự xã hội, hệ thống tổ chức chính trị xã hội và năng lực cán bộ, công chức xã…
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Vĩnh Phúc, cho đến nay, Vĩnh Phúc có 2 huyện là Yên Lạc và Bình Xuyên đã đạt chuẩn nông thôn mới; thành phố Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên đã hoàn thiện hồ sơ trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, đề nghị Thủ tướng Chính phủ xét công nhận hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới. Toàn tỉnh có 91/112 xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới, trong đó có 77 xã đã được công nhận đạt chuẩn.
Theo Quyết định số 372 của Thủ tướng Chính phủ, sau 5 năm kể từ khi về đích nông thôn mới, các địa phương sẽ phải xét công nhận lại. Không chỉ ở xã Vĩnh Ninh qua tìm hiểu tại một số địa phương trong tỉnh cho thấy, hầu hết các tiêu chí ở các xã khi được công nhận đều bảo đảm về chất lượng song vẫn có một số tiêu chí còn dang dở, chưa hoàn chỉnh ở một số chỉ tiêu, hạng mục; chất lượng một số tiêu chí chưa cao; nhiều nơi người dân vẫn ỷ lại, trông chờ vào nguồn lực Nhà nước…
Vì thế, để không bị loại khỏi danh sách đạt chuẩn, hơn lúc nào hết, các xã đã về đích nông thôn mới của tỉnh đã luôn nỗ lực duy trì, giữ vững và phát triển các tiêu chí. Một trong những việc làm quan trọng là nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống của nhân dân để họ tin tưởng, đồng sức, đồng lòng cùng thực hiện chương trình