Khi các bác “thợ cả” tranh việc của người thiết kế thì hậu quả khó lường

Khi các bác “thợ cả” tranh việc của người thiết kế thì hậu quả khó lường. Sở hữu một ngôi nhà là ước mơ của không ít người. Vì vậy, trước khi quyết định xây dựng, bạn cần phải xem xét rất nhiều điều ngoài ngân sách, quan trọng nhất là khâu thiết kế. Kiên định làm đúng bản vẽ thiết kế, không nghe lời góp ý của những người không có chuyên môn, người qua đường. Tránh tranh việc của người thiết kế
– Các kiến trúc sư là những người chuyên nghiệp, có kinh nghiệm, được đào tạo bài bản từ trường đại học, có con mắt thẩm mỹ về kiến trúc, xây dựng. Họ đã có rất nhiều kinh nghiệm và trải qua hàng trăm công trình trước khi triển khai công trình của bạn. Các sản phẩm thiết kế trước khi chuyển giao cho chủ đầu tư đều đã được tính toán tỉ mỉ, cẩn thận, kỹ lưỡng để có kích thước, giá trị phù hợp nhất cho bạn. Những người bên ngoài, không có chuyên môn, cho dù đã từng xây hàng chục ngôi nhà đi nữa thì vẫn không thể hiểu được hết công trình bằng các kiến trúc sư (người đã thiết kế công trình). Đồng thời, kinh nghiệm và kiến thức của họ vẫn không thể so sánh các kiến trúc sư chuyên nghiệp được.
– Một công trình thường bao gồm rất nhiều các hạng mục liên quan với nhau. Khi triển khai công tác thiết kế, các kiến trúc sư đã có ý tưởng bao quát, liên kết hạng mục này với hạng mục khác để tạo ra 1 tổng thể công trình chung hài hòa nhất, đẹp mắt nhất, chi phí phù hợp nhất. Những người qua đường: “9 người thì 10 ý”, họ chỉ đơn thuần nhìn vào 1 bộ phận chi tiết mà không hình dung được tổng thể công trình, không có kiến thức về kiến trúc, xây dựng và góp ý cho bạn như các “thầy bói xem voi”, mỗi người 1 kiểu và chẳng ai giống ai. Nếu chủ đầu tư không kiên định, trung thành với bản vẽ thiết kế thì kết quả tổng hợp lại công trình của bạn sẽ bị chắp vá, vỡ vụn, tốn kém và còn không đẹp nữa.
– Đừng quên rằng đây là ngôi nhà của bạn chứ không phải ngôi nhà của họ. Bạn mới là người sống trong ngôi nhà này. Hãy làm sao để bạn và người thân cảm thấy hài lòng nhất, thoải mái nhất khi sống trong chính ngôi nhà của mình. Không nên xây nhà theo kiểu “đẽo cày giữa đường” mỗi người đi qua nói một kiểu, kết quả “cái cày” không còn là “cái cày” nữa. Người ngoài không thể hiểu hết suy nghĩ và sở thích của bạn. Họ không biết bạn thích gì và cần gì.
Sau khi đăng lên mạng xã hội, bài viết đã thu hút sự chú ý của nhiều người dùng Facebook nhất là những người đam mê thiết kế. Đa phần mọi người xem xong đều lắc đầu ngao ngán
Mới đây, một thành viên có nickname Cuong Trinh đã đăng lên mạng xã hội hai bức ảnh so sánh một ngôi nhà trước và sau khi xây kèm theo lời chia sẻ: “Vẽ nhà cho bác. Chú và em họ “thợ cả” tham gia góp ý, ai cũng nghĩ ý mình thêm vào sẽ đẹp hơn và cái kết quả ngôi nhà này khiến các thành viên khác im lặng”.

Hậu quả của việc "tranh việc của người thiết kế"

Hậu quả của việc “tranh việc của người thiết kế”

Theo như chia sẻ trong bài viết, thành viên này đã thiết kế (vẽ 3D) cho bác mình một ngôi nhà. Thế nhưng, chú và em họ đều làm ”thợ cả” trong ngành xây dựng tham gia góp ý. Điều đáng nói, ai cũng nghĩ những chi tiết mình thêm vào bản vẽ sẽ đẹp hơn. Sau khi xây xong, họ so sánh ngôi nhà này với bản vẽ gốc thì lại khác một trời một vực khiến nhiều người được một phen cười nghiêng ngả.

Tác dụng của việc làm nhà có thiết kế

Tác dụng của việc làm nhà có thiết kế

Sau khi đăng lên mạng xã hội, bài viết đã thu hút sự chú ý của nhiều người dùng Facebook nhất là những người đam mê thiết kế. Đa phần mọi người xem xong đều lắc đầu ngao ngán, nhiều người nhớ đến câu chuyện ”Đẽo cày giữa đường” kể về người không có chủ kiến, luôn bị động nên hay thay đổi theo ý kiến người khác, cuối cùng chẳng đạt được kết quả gì.
Nhất định phải có bản vẽ thiết kế:

Bản vẽ thiết kế giúp bạn:
– Hình dung trước không gian, hình ảnh của công trình sau khi hoàn thành sẽ như thế nào thông qua hình phối cảnh. Kịp thời chỉnh sửa theo ý thích trước khi thực hiện.
– Các kiến trúc sư (những người chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản, có con mắt thẩm mỹ…) sẽ là người suy nghĩ và lên ý tưởng cho công trình. Bạn chỉ việc góp ý, lựa chọn những phong cách, không gian mình thích mà không phải nặng đầu suy nghĩ ý tưởng “mình phải làm thế nào, bắt đầu từ đâu, mua ở đâu”. Bạn sẽ có 1 công trình mang đậm cá tính, phù hợp nhất cho riêng mình mà không phải đi copy, sao chép một công trình khác.
– Tránh được thiệt hại do người thợ không hiểu ý, thi công sai, dẫn đến phải đập phá xây lại. Tốn thời gian, chi phí, công sức…mà kết quả không được như mong muốn.
– Thông qua các bản vẽ kết cấu, bản vẽ thiết kế kiến trúc, bản vẽ thiết kế cơ điện, các kiến trúc sư sẽ tính toán cho bạn kích thước vật dụng, các thông số kỹ thuật của công trình (độ chịu lực, độ co giãn,….), sắp đặt các thiết bị phù hợp, đảm bảo thẩm mỹ, chất lượng công trình. Tránh được tình trạng “xây mù” gây tốn kém, lãng phí không cần thiết mà không đảm bảo chất lượng, nứt, vỡ khi công trình chỉ mới hoàn thành, đưa vào sử dụng trong thời gian ngắn.
– Dựa vào bản vẽ thiết kế, các kiến trúc sư có thể dự toán được chi phí cần thiết cho công trình để từ đó có những điều chỉnh cần thiết, phù hợp. Tránh được các phát sinh không lường trước, gây thiếu hụt về tài chính cho bạn. Công trình đang xây dở dang, chưa hoàn thành mà tài chính bị cạn kiệt, phải chạy khắp nơi vay mượn là 1 nỗi ám ảnh đối với các chủ đầu tư.
– Chi phí cho 1 bản vẽ thiết kế là ít hơn rất nhiều so với những thiệt hại do “xây mù” gây ra (phải đập phá xây lại nhưng chất lượng công trình không đảm bảo, hình dáng công trình không đẹp, không đúng sở thích của bạn).

Đừng tranh việc của người thiết kế để có một căn nhà đẹp!